Dạy Trẻ Vận Động Giữ Thăng Bằng Phần 1

 Các hoạt động vận động phát triển thể chất là những kĩ năng được hình thành khi trẻ tham gia các hoạt động như chạy, nhảy, cầm nắm, vẽ, cắt, ghép… Chúng cần tới khả năng giữ thăng bằng tốt, sự khéo léo và đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố. Những hoạt động giữ thăng bằng sau sẽ có ích cho trẻ trong sự phát triển của bé.

Mục tiêu: Tăng cường khả năng di chuyển trong không gian sẽ giúp phát triển khu vực giữ thăng bằng ở não bộ của trẻ. Bởi vậy, hãy để trẻ trải nghiệm những bài tập vận động một cách khoa học nhất.

Mục đích: Các hoạt động này tạo cho trẻ nhiều cơ hội di chuyển trong không gian với các cách khác nhau. Bé sẽ thích nghi với những sự biến đồi trong không gian, có khả năng tự giữ thăng bằng cho mình.

Tần suất: 15 lần/ ngày.

Cường độ: Chậm dãi, nhẹ nhàng và an toàn khi nâng trẻ lên cao

Trường độ: 15 giây/1 lần. sau đó nâng dần dần lên 45 giây/1 lần

Quy trình: Với mỗi lần tập sẽ áp dụng một hoạt động giữ thăng bằng

Môi trường:  Không gian phải thật thoáng đãng, không có các vật cản hay chướng ngại vật xung quanh để tránh khi bạn nâng bé lên sẽ va vào. Trang phục mặc cho bé phải thật thoải mái, không gò bó. Bạn nên làm sao để luôn giữ chắc được cánh tay, chân, bụng, bàn chân và bàn tay của bé để đảm bảo sự an toàn.

Kỹ thuật: Độ khó sẽ tăng dần lên trong mỗi bài tập sau đây. Ban đầu với mỗi bài tập bạn chỉ nên tập vài giây, sau đó mới tập dần lên 45 giây/ 1 lần tập.
Bạn nên làm để bé hiểu rằng bé sẽ cùng bạn thực hiện các hoạt động đó,khi bé muốn dừng, bạn tuyệt đối không được dạy tiếp. Tốt nhất là bận nên  dừng lại trước khi bé muốn dừng, để tạo cho bé cảm giác mong muốn thực hiện tiếp trong lần tập tiếp theo.

Giữ thằng bằng cho bé theo glenn doman 1

1-  Nâng bé đi vòng quanh với tư thế: một tay bạn đỡ sau đầu bé, giữ sao cho lòng bàn tay của bé hướng lên trên,tay kia bạn đỡ lấy mông bé. Sau đó bạn đưa bé đi vòng quanh nhà, thực hiện các động tác đưa lên, hạ thấp xuống, chuyển tứ bên trai sang bên phải, đưa từ đằng trước ra đằng sau. Nói chuyện với bé và chỉ cho bé các đồ vật bé nhìn thấy đó là đồ vật gì.màu sắc ra sao, và đừng quên hướng bé nhìn ra bên ngoài cửa sổ , miêu tả cho bé những sự vật xung quanh bên ngoài nhé, vì điều này có tác dụng không nhỏ trong việc kích thích trí tưởng tượng và sự làm quen, gần gũi với thiên nhiên của bé.
Giữ thằng bằng cho bé theo glenn doman 2

2-  Hoạt động thứ hai là bạn đặt bé xuống sàn, rồi dùng hai tay giữ phần dưới nách và dưới bụng bé. Nâng bé lên đối diện với bạn, nói chuyện với bé và đồng thời đưa sang trái rồi sang phải, nâng cao rồi hạ thấp xuống chầm chậm, nhẹ nhàng.

Giữ thằng bằng cho bé theo glenn doman 3- 4

3-  Bạn và bé sẽ ngồi trên ghế bập bênh, sau đó lắc lư theo nhịp của ghế bập bênh.

4-  Đặt bé nằm sấp trên một chiếc gối hoặc tấm thảm sạch nhỏ, bạn từ từ, nhẹ nhàng hai tay nắm lấy hai đầu của gối/ thảm đó nâng lên, đưa sang trái rồi sang phải, đung đưa thận trọng ở độ cao vừa phải, đừng để bé ngoái nhìn xuống phía dưới gối/ thảm vì như vậy sẽ làm bé chóng mặt, gây sợ hãi.

Các bài tập vận động giữ thăng bằng tiếp trong phần 2


Bài Viết Liên Quan





Share this article :

Đăng nhận xét